14 KỸ NĂNG MỀM NỔI BẬT CẦN HÌNH THÀNH TRƯỚC KHI VÀO ĐẠI HỌC
? Khi các con xây dựng hồ sơ ứng tuyển đại học, điều quan trọng là không chỉ bao gồm các kỹ năng cứng (chương trình học, kỹ thuật và các kỹ năng đặc thù công việc khác) mà còn cả kỹ năng mềm của mình (phẩm chất và tính cách cho phép các con tương tác hiệu quả với người khác).
? Kỹ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng trong tuyển sinh đại học. Các trường đại học muốn thấy rằng con có thể tương tác dễ dàng với những người khác như các nhà tuyển dụng và đồng nghiệp. Họ cũng muốn xem con sẽ đóng góp như thế nào cho hoạt động của cộng đồng hội sinh viên, học thuật và cuộc sống trong khuôn viên trường. Nói tóm lại, kỹ năng mềm của con thông điệp rất nhiều với các trường đại học về chính mình.
? Chỉ liệt kê bất kỳ kỹ năng mềm nào mà con có thể sở hữu là không đủ. Có những kỹ năng và đặc điểm tính cách mềm nhất định mà các trường đại học thích nhìn thấy ở những sinh viên được nhận vào học. Đó là lợi thế để làm mình trở nên khác biệt và cố gắng phát triển càng nhiều những kỹ năng này càng tốt. Để có một danh sách đầy đủ các kỹ năng mềm tốt nhất cần có trước khi vào đại học, các con cần chú ý những kỹ năng chính sau:
# 1 Giao tiếp bằng mắt
Nếu con không thể nhìn vào người đối diện trong khi mình đang nói chuyện, con sẽ trông có vẻ lo lắng, khó chịu hoặc mất tập trung. Nếu con có thể duy trì giao tiếp bằng mắt trong suốt cuộc trò chuyện, con xác nhận sự quan tâm của mình đối với cuộc trò chuyện và mong muốn đóng góp ý kiến. Duy trì giao tiếp bằng mắt trong các cuộc trò chuyện chắc chắn sẽ giúp con trong quá trình tuyển sinh đại học, đặc biệt là trong cuộc phỏng vấn đại học quan trọng đó.
# 2 Khả năng nghe và ghi lại những gì đã nghe
Nếu con nghĩ rằng việc ghi chép các bài giảng chỉ dừng lại sau khi học trung học và đại học, các con đã nhầm. Mọi ban tuyển sinh đại học đều cho rằng dù là một cuộc họp, hội nghị hay hoạt động nào khác, con đều sẽ cần phải biết cách lắng nghe và ghi chú lại những gì đồng nghiệp và cấp trên của mình đang nói. Vì vậy, tất cả những yêu cầu ghi chép lại mà giáo viên đang giao cho con thực sự sẽ có giá trị. Có vẻ hơi kỳ lạ khi liệt kê kỹ năng của mình là “có khả năng ghi chép” nhưng con có thể ngạc nhiên lợi ích nó mang lại ở môi trường học tập và ngay cả khi đi làm sau này.
# 3 Quan tâm đến thành công của cả nhóm
Nếu chỉ chăm chăm hoàn thành công việc của riêng mình từ 8:00 sáng đến 5:00 chiều và sau đó về nhà thì chưa chắc đã đạt hiệu quả cao và thành công. Để nhận được đánh giá hiệu suất tốt và thăng tiến dễ dàng, con cần cho mọi người thấy con là một phần của các dự án nhóm/công ty của mình và thực sự quan tâm đến việc thấy mọi người trong nhóm dự án thành công. Thái độ tích cực của con khi tham gia các hoạt động sinh hoạt chung sẽ ảnh hưởng phần lớn kết quả đánh giá của cấp trên trong công việc sau này, và điều này các trường đại học muốn thấy ở các sinh viên của họ. Bài luận đại học của con là một cơ hội chính để thể hiện điều đó. Ví dụ, nếu một trong những chủ đề bài luận của con liên quan đến công việc nhóm dưới bất kỳ hình thức nào, con nên để ý, quan tâm và hỗ trợ đến sự thành công của cả nhóm.
# 4 Khả năng thích ứng
Thế giới luôn luôn thay đổi theo từng ngày và các trường đại học sẽ muốn thấy rằng con có thể thay đổi cùng với nó. Nếu con có thể thích nghi với hoàn cảnh mới và cách làm việc, hoặc nếu bị mắc kẹt trong những thói quen cũ, những kỹ năng và sự hữu ích của con trong thế giới sẽ trở nên lỗi thời rất nhanh. Vì vậy, cần phải học cách thích ứng với những thay đổi và học các kỹ năng và phương pháp giải quyết mới mỗi khi có thay đổi phát sinh.
# 5 Sự linh hoạt
Đại học là một sự thay đổi lớn, cả từ góc độ học thuật và quan điểm cá nhân. Các trường đại học muốn thấy những sinh viên có thể linh hoạt trong cả cách học và cách sống để biết rằng sinh viên của họ sẽ có thể hòa đồng và vui vẻ tại trường đại học của họ. Một cách tuyệt vời để bắt đầu linh hoạt hơn là đặt bản thân vào những tình huống mà trước đây con có thể chưa từng trải qua. Ví dụ như khi đang ở trong kỳ nghỉ hè, hãy cố gắng trải mình vào ngôn ngữ và văn hóa địa phương nơi con ở và thay đổi thói quen hàng ngày để phù hợp với người dân địa phương. Điều này sẽ dạy cho con cách thích nghi với lối sống mới và linh hoạt hơn trong cách sống của mình.
# 6 Chịu trách nhiệm
Không ai thích một người nào đó chối bỏ trách nhiệm cho hành động của họ, nhất là trong môi trường đại học. Đó là lý do tại sao một trong những câu hỏi phỏng vấn đại học phổ biến nhất là kể lại một thời gian mà con cảm thấy mình thất bại. Họ muốn thấy rằng con có thể nhận biết tất cả những điều đã làm, cả tích cực và tiêu cực. Con cần có học cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình, tốt và xấu và quan trọng là có thể lắng nghe được lời góp ý của mọi người, thậm chí là sự chỉ trích.
# 7 Thái độ học tập tích cực
Các trường đại học muốn thấy rằng sinh viên của họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ và nhiệt tình với những điều họ được học. Họ muốn những sinh viên không phàn nàn và kêu ca mỗi khi một bài tập mới được đưa ra mà cố gắng vượt qua thử thách và nhận mỗi nhiệm vụ như một cơ hội học tập mới.
# 8 Ở lại với công việc cho đến khi được hoàn thành
Khi ứng tuyển vào các trường đại học, họ muốn biết con không phải là người dễ bỏ cuộc và muốn con sẽ thực hiện các dự án, nhiệm vụ và cam kết với công việc cho dù điều đó có khó khăn hay có khả năng đi đến chiều hướng xấu đến như thế nào. Ban tuyển sinh các trường đại học chắc hẳn sẽ rất ấn tượng khi nghe về những dự án khó khăn mà con đã đi theo nó đến tận cuối cùng.
# 9 Hợp tác – Làm việc nhóm
Có thể làm việc tốt với người khác – đặc biệt là những người mà con có sự khác biệt về ý kiến - là một trong những chìa khóa thành công lớn nhất. Nếu có thể học cách gạt sang một bên những khác biệt và hợp tác để đạt được các mục tiêu chung, con không chỉ có được những gì mình muốn, mà sẽ nhận được sự tôn trọng của bạn bè. Khi lên đại học, biết làm việc với người khác ngày càng trở nên quan trọng hơn vì sinh viên sẽ phải hoàn tất nhiều dự án, nhiều bài tập theo nhóm. Con nên biết cách làm việc hiệu quả trong nhóm và điều khiển nhóm được vì đây là một kỹ năng cần thiết cho sau này.
# 10 Kỹ năng giao tiếp
Khi bước vào môi trường đại học, có nghĩa là con đã bước vào một môi trường mới, khác nhiều với các môi trường giao tiếp khác, đã là những người trưởng thành chứ không còn như khi ở phổ thông. Đặc biệt ở môi trường đại học, sinh viên được nhìn nhận là những con người có học vấn, có nhận thức, và có trình độ văn hóa cao; đối tượng quan hệ giao tiếp thường xuyên, chủ yếu của con sẽ là những người có tri thức như thầy cô, bạn bè sinh viên,…. Vì thế đòi hỏi con phải có những kỹ năng giao tiếp cơ bản, thiết yếu nhằm biết cách xây dựng được các mối quan hệ nơi trường lớp và trong cuộc sống, tạo nên một bầu không khí thật sự tốt đẹp văn minh, lịch sự.
# 11 Mức độ tin cậy
Rất dễ dàng để thể gây dựng lòng tin trong cuộc sống hàng ngày. Đơn giản chỉ cần hoàn thành công việc đúng giờ, đi xa hơn để đảm nhận một số công việc phụ trong các buổi ngoại khóa và các dự án, và làm việc tốt và kỹ lưỡng sẽ thuyết phục mọi người rằng con là một người đáng tin cậy. Điều quan trọng là khi bắt đầu thể hiện những điều này sớm nếu con muốn giáo viên giới thiệu con là một sinh viên đáng tin cậy khi đến lúc phải xin thư giới thiệu đại học hay giới thiệu cho công việc sau này.
# 12 Tự định hướng
Không giống như trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, nơi con được hướng dẫn cụ thể về tất cả các bài tập và dự án của mình, các giảng viên và chuyên gia ở đại học sẽ mong đợi con làm được nhiều hơn thế. Con cần bắt đầu tự định hướng hơn trong các lớp học hàng ngày của mình. Tất cả những gì con phải làm là cố gắng lắng nghe chỉ dẫn trong lớp và tìm ra những điều không hiểu được bằng cách đặt câu hỏi. Con cũng có thể nhờ bạn bè giúp đỡ nếu không hiểu điều gì đó thay vì lên gặp giáo viên nếu không tiện. Đây là một phần của bài tập tìm ra những định hướng cho bản thân mình.
# 13 Tính tò mò
Việc học không nên dừng lại khi đã học xong. Con phải luôn sẵn sàng để học các kỹ thuật, kỹ năng hoặc khái niệm mới để có thể phát triển cá nhân một cách chuyên nghiệp nhất. Hãy bộc lộ ra niềm thích thú, háo hức của con dành cho việc học hỏi và phát triển bằng cách đặt câu hỏi và thể hiện nhiều sự quan tâm hơn, đặc biệt là với những người có kiến thức hoặc kinh nghiệm.
# 14 Sự tự tin
Tự tin là chìa khóa của mọi thành công vì thái độ tự tin là rất quan trọng khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó đặc biệt. Việc con tỏ ra khiêm tốn khi nhận được lời tán dương của người khác là rất quan trọng nhưng việc làm cho người khác nhận rõ những điểm mạnh của con cũng quan trọng không kém. Điều này con có thể cải thiện được bằng cách tham gia các câu lạc bộ, lớp ngoại khoá, kết bạn và trò chuyện cùng với những người mới. Tin tưởng vào bản thân và thể hiện sự tự tin là dấu hiệu của sự trưởng thành mà các trường đại học thực sự tìm kiếm ở sinh viên của họ.